Triều đình Yamato Thời kỳ Kofun

Bài chi tiết: Vương quyền Yamato
Nón và áo giáp sắt có mạ đồng, thời Kofun, thế kỷ V. Bảo tàng Quốc gia Tokyo.

Trong khi chính thức được cho là bắt đầu vào khoảng năm 250, nhà Yamato thực ra bắt đầu từ bao giờ vẫn còn là một cuộc tranh cãi. Sự khởi đầu của triều đình Yamato còn liên quan đến cuộc tranh cãi về nhà Yamataikoku và sự sụp đổ của triều đại đó. Dù sao đi nữa, tồn tại một sự nhất trí chung là những người đứng đầu nhà Yamato chính là chủ nhân của nền văn hóa kofun hình lỗ khóa và nắm quyền thống trị Yamato cho đến thế kỷ IV. Tuy nhiên, sự tự trị của các thế lực cát cứ vẫn được duy trì trong thời kỳ này, đặc biệt là ở những nơi như Kibi (nay là tỉnh Okayama), Izumo (nay là tỉnh Shimane), Koshi (nay là các tỉnh FukuiNiigata), Kenu (nay ở phía bắc Kanto), Chikushi (nay ở phía bắc Kyushu) và Hi (nay ở trung tâm Kyushu). Chỉ đến thế kỷ VI, các lãnh chúa Yamato mới bắt đầu giành quyền kiểm soát toàn bộ nửa phía nam của Nhật Bản. Những quan hệ ngoại giao chính thức với bán đảo Triều TiênTrung Quốc tập trung chủ yếu ở Yamato. Sử thành văn của Trung Quốc và Triều Tiên không thấy chép lại họ có giao du với tỉnh nào khác ngoài Yamato trên quần đảo Nhật Bản. Theo những gì khắc trên Thất Chi Đao, mối quan hệ giữa Yamato và các quốc gia bên ngoài có thể đã bắt đầu vào cuối thế kỷ IV.

Trang sức thời Kofun. Bảo tàng AnhHình trang trí ở chuôi kiếm thời kỳ Kofun, thế kỷ VI. Bảo tàng Guimet.

Những dòng họ địa phương (gōzoku) quyền lực là điển hình cho xã hội có tổ chức Yamato, nổi lên từ thế kỷ V. Mỗi dòng họ do một tộc trưởng (ujikami) đứng đầu, cũng là người thực hiện các nghi thức hiến tế cho thần (kami) của bộ tộc đó để bảo đảm sự bình yên cho bộ tộc. Các thành viên của các dòng họ này là những nhà quý tộc và cũng là nhân tố chủ đạo lãnh đạo triều đình Yamato sau đó.

Một số học giả phương Tây cũng gọi thời kỳ Kofun ở Nhật Bản là thời kỳ Yamato vì sự xuất hiện của các thủ lĩnh địa phương làm nền tảng cho một triều đại sau đó đã bắt đầu vào cuối thời kỳ Kofun. Tuy nhiên, nhà Yamato chỉ là một trong những xã hội có phân chia đẳng cấp trong cả thời kỳ Kofun. Các nhà khảo cổ học Nhật Bản nhấn mạnh rằng vào nửa đầu của thời kỳ Kofun, những thủ lĩnh địa phương khác, như Kibi, có thể đã có vị trí thống trị quan trọng. Kofun Tsukuriyama của Kibi là kofun lớn thứ tư ở Nhật Bản.

Triều đình Yamato đã thể hiện sức mạnh với các dòng họ khác ở Kyushu và Honshu, phong hiệu cho các lãnh chúa, một số được cha truyền con nối. Cái tên Yamato bắt đầu đồng nghĩa với toàn bộ Nhật Bản khi triều đình Yamato đánh bại các dòng tộc khác để giành lấy đất đai canh tác nông nghiệp. Trên cơ sở giống như ở Trung Quốc (bao gồm cả việc sử dụng chữ Hán), triều đình Yamato bắt đầu phát triển một hệ thống hành chính tập trung và một triều đình quân chủ có sự tham gia của những lãnh chúa lớn nhất, nhưng vẫn chưa có một thủ đô cố định. Triều đình Yamato cũng đã có lúc cầu phong triều đình Trung Quốc.

Triều đình Yamato còn có các liên hệ với vương quốc Gaya, ở Nhật Bản được gọi là Mimana. Những bằng chứng khảo cổ học từ các lăng mộ kofun cho thấy sự tương đồng trong nghệ thuật, hình dáng các đồ vật và quần áo của giới quý tộc. Theo Nihonshoki, những nhà sử học theo trường phái kokugaku ở Nhật Bản khẳng định rằng Gaya là một thuộc quốc của Yamato. Giả thuyết này ngày nay đã bị phủ nhận. Thực tế đã diễn ra có thể là, dù ở những mức độ khác nhau, các quốc gia này đều là thuộc quốc của những triều đại ở Trung Quốc.

Áo giáp sắt lót da thời Kofun

Sự mở rộng lãnh địa của nhà Yamato

Một nhà kho có sàn cao của thời kỳ Kofun được dựng lại và trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng Lịch sử Osaka, thành phố Osaka.Nón sắt thời KofunÁo giáp thời Kofun

Ngoài những chứng cứ khảo cổ học chỉ ra rằng một bộ tộc tại tỉnh Kibi là một đối thủ đáng gờm của Yamato, truyền thuyết thế kỷ IV kể về hoàng tử Yamato Takeru cũng có bóng gió nói đến những trận chiến ở biên giới tại khu vực tỉnh Kibi. Một biên giới khác cũng được định rõ có thể là nơi sau đó là tỉnh Izumo (phần phía đông của tỉnh Shimane bây giờ). Một biên giới khác, ở Kyushu, có thể đã tồn tại ở khu vực phía bắc của tỉnh Kumamoto ngày nay. Truyền thuyết đó kể lại rằng có những quốc gia ở phía đông Honshu nơi "người ta bất tuân triều đình", nơi mà Yamato Takeru đã phải đến để dẹp loạn. Những quốc gia đối thủ này có thể nằm khá gần trung tâm của Yamato, hoặc xa hơn. Khu vực thuộc tỉnh Kai ngày nay đã từng được nói đến trong huyền thoại trên rằng đó là nơi hoàng tử Yamato Takeru đã ở lại trong cuộc hành quân của mình.

Biên giới phía bắc trong thời gian này cũng được nói đến trong Kojiki trong phần truyền thuyết về chuyến thám hiểm của Shido Shogun (四道将軍: Tứ đạo tướng quân). Trong bốn shogun, Obiku đi về phía bắc tới Koshi và con trai ông Take Nunakawawake đi về phía đông. Sau khi đến Koshi, Obiki lại đi về phía bắc trong khi con trai ông cũng chuyển sang hướng bắc sau khi gặp bờ biển và cuối cùng họ gặp nhau ở Aizu (nay là phía tây Fukushima). Mặc dù truyền thuyết đó có thể không phải là một sự thật lịch sử chính xác, Aizu khá gần với Tohoku, nơi có những kofun hình lỗ khóa cuối cùng trong thế kỷ IV.

Ōkimi - Đại vương, người cai trị thời kỳ Kofun

Trong suốt thời kỳ Kofun, một xã hội quý tộc với các lãnh tụ quân sự ngày càng trở nên phát triển.

Thời kỳ Kofun là một thời kỳ quan trọng trong việc biến Nhật Bản trở thành một nhà nước thống nhất và có tính dân tộc cao. Xã hội này phát triển nhất ở vùng Kinai, và vùng cực đông của phần biển chia cắt các đảo Honshu, ShikokuKyushu.

Trong khi chỉ xưng vương với bên ngoài, các lãnh chúa tự gọi mình là Ōkimi (đại vương) trong thời kỳ này. Bản khắc chữ trên hai thanh gươm, thanh gươm Inariyama và thanh gươm Eta Funayama có ghi chữ Amenoshita Shiroshimesu (治天下: trị thiên hạ) và Okimi (大王: đại vương). Những người mang các thanh gươm đó cũng là những người cai trị các nhà nước. Các cứ liệu đó cho thấy những nhà cai trị trong thời đại này cũng là những lãnh tụ về tôn giáo đánh đồng ngôi báo của họ với sự phó thác của trời. Danh hiệu Amenoshita Shiroshimesu Ōkimi được sử dụng cho tới thế kỷ VII, cho đến khi được thay bằng Nhật hoàng.

Những lãnh chúa của triều đình Yamato

Vương miện hoàng gia thời Kofun. Bảo tàng quốc gia Nhật Bản

Rất nhiều lãnh chúa của các bộ lạc địa phương thuộc thể chế Yamato tin rằng họ có nguồn gốc thân thích với gia đình hoàng tộc hoặc các vị thần (kami). Những cứ liệu khảo cổ về các lãnh chúa đó được tìm thấy trên thanh kiếm Inariyama. Người mang thanh kiếm đó ghi tên tổ tiên của ông ta là Obiko. Theo Nhật Bản Thư Kỷ (Nihon Shoki) thì Obiko là một con trai của Thiên hoàng Hiếu Nguyên. Ngoài ra, có khá nhiều các lãnh chúa địa phương có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc bán đảo Triều Tiên.

Vào thế kỷ V, dòng họ Kazuraki, con cháu của Thiên hoàng Hiếu Nguyên, là thế lực mạnh nhất trong triều đình và đã kết hôn với gia đình hoàng gia. Sau khi nhà Kazuraki đánh mất quyền lực vào cuối thế kỷ V, dòng họ Otomo nổi lên thay thế. Khi Thiên hoàng Vũ Liệt qua đời mà không có người thừa kế, chính Otomo no Kanamura đã đưa Thiên hoàng Kế Thể, một bà con xa của hoàng tộc sống ở Koshi (nay là tỉnh Fukui) lên làm Nhật hoàng mới. Tuy nhiên, Kanamura sau đó đã phải từ chức vì những thất bại trong chính sách ngoại giao, và triều đình dần bị các dòng họ MononobeSoga kiểm soát vào đầu thời kỳ Asuka.